Free Porn
xbporn

https://www.bangspankxxx.com

RỰC RỠ SẮC MÀU LÀNG CỔ

Chuyên mục

Đã tới Hà Nội, du khách nhất thiết không thể bỏ qua hành trình thăm làng lụa Vạn Phúc, bởi ngôi làng cổ này được công nhận là nơi khởi sinh của nghề dệt lụa trên cả nước. Người miền Nam xưa tự hào với lãnh Mỹ Á, dải đất miền Trung nắng nóng mưa nhiều hào hứng khoe lụa Mã Châu, rồi lụa Bảo Lộc trên cao nguyên Lâm Đồng, nhưng tất cả đều là có khởi nguyên từ miền đất cổ Hà Đông rồi theo dòng lịch sử, đâm chồi này lộc ở những miền đất mới. Huyền sử vẫn kể về tổ nghề của làng là bà Ả Lã Đê Nương thuộc dòng dõi Hùng Vương. Niên hiệu sắc phong là Nga hoàng Đệ nhị vương phi. Sau khi xây xong thành Đại La, bà cùng chồng là tướng Cao Biền di du ngoạn qua đất Vạn Bảo, thấy núi sông uốn khúc, có thế rồng phục hổ ngồi bèn bà xin ở lại dạy dân nghề canh cửi. Sau khi bà mất, triều đình phong thần hiệu, dân làng tôn thờ là Thành hoàng làng. Ngôi đình thờ Thành hoàng vẫn còn đây, ngôi chùa cổ kính hiện vẫn tọa lạc nơi đầu làng, tất cả đều nhắc hậu thế nhớ về công đức người xưa đã để lại cho miền đất này biết bao ơn huệ.

Caption hình: Trải Nghiệm – Rực Rỡ Sắc Màu Làng Cổ 02

Nói tới dệt lụa thì phải nhắc tới việc trồng dâu nuôi tằm, vốn là một trong các nghề cổ xưa nhất của nước Nam. Đúng ra thì ngày xưa quanh vùng Hà Đông vốn bạt ngàn ruộng lúa nương dâu, nhưng thời cuộc đã khiến nương dâu ngày xưa chỉ còn trong dĩ vãng và những cánh đồng bất tận giờ hóa thành cao ốc, phố phường sầm uất. Nhưng không phải vì thế mà du khách mất đi cơ hội ngắm đàn tằm rào rào ăn lá dâu trên nong, bởi người ta đã chuyên biệt hóa công việc, dân Vạn Phúc cứ dệt lụa, tự khắc có người vùng khác đến cung cấp lá dâu. Từ cổng làng bước vào, du khách sẽ lạc tới một thế giới sắc màu rực rỡ, tất cả đều là lụa để thấy khâm phục bàn tay tài khéo của người làng dệt. Ngày xưa nghề này vất vả biết bao nhiêu, sớm mai ra ruộng hái lá dâu, giữa buổi về cho tằm ăn, ủ tằm chín, đợi tằm làm kén, rồi kéo kén rút sợi, xe sợi, sau đó ngồi dệt trên khung cửi thành tấm lụa óng ả. Công việc ngày nay cũng vẫn không khác ngày xưa, nhưng nhờ có sức máy và kỹ thuật tân kỳ nên người làng lụa đã nhàn đi nhiều lắm.

Trong văn chương cổ của Việt Nam, ta bắt gặp vô khối câu chuyện về các nàng con gái tần tảo dệt vải nuôi chồng, đợi chồng học hành thành tài sẽ có ngày vẻ vang vinh quy bái tổ. Ngay cả thơ ca cổ cũng hay nhắc tới cảnh “Kiệu anh đi trước, võng nàng theo sau”. Tần tảo biết mấy những thân phận người xưa cắm củi bên khung cửi, đưa tay thoăn thoắt theo nhịp thoi đưa để nuôi dưỡng những kiếp người dưới mái nhà tranh. Câu chuyện bây giờ đã khác xưa nhiều. Trong hầu hết các không gian giới thiệu nghề, ta sẽ vẫn thấy nong tằm ở hàng hiên, nhưng trong xưởng thì máy móc đã chạy rào rào, động cơ điện thay cho sức người và những tấm bảng mã sẽ thay con người vẽ nên hoa văn trên lụa. Nhưng không có nghĩa là cứ có máy móc thì sẽ thay thế tài năng nghệ nhân, bởi bây giờ, tài khéo để tạo nên tấm lụa đẹp lại nằm ở kỹ năng tạo bảng mã. Nói đơn giản, đó là những tấm gỗ mỏng đục lỗ, qua đó mà máy dệt sẽ định hình được việc phối hoa văn cho tấm vải. Mỗi nhà một bí quyết tạo mã, từ đó mà khắp làng Vạn Phúc là cả một thế giới thu nhỏ của sắc màu, hoa văn, họa tiết nổi, chìm khiến người xem như muốn quên lối về.

Caption hình: Trải Nghiệm – Rực Rỡ Sắc Màu Làng Cổ 03

Hồng, đỏ, tím, xanh, vàng, trắng, đen, lơ nhạt hay lục biếc, lụa màu gì cũng có và từ đó, người thợ giỏi may cắt sẽ trao tới du khách rất nhiều sản phẩm có thể khiến những nhà tạo mẫu nơi khác phải ganh tỵ. Từ áo quần cho tới túi xách thời trang, ví tiền hay mũ đội đầu, giản đơn như khăn quàng mềm mại cho tới kiêu sa như váy đầm dạ hội, tất thảy đều hiện hữu trong hàng trăm cửa hàng và xưởng dệt ở Vạn Phúc. Thậm chí làng nghề còn bố trí riêng một khu để đám tài xế ngồi chơi tán chuyện, bởi có ai tới đây mà có thể nhanh chóng ra về? Lang thang trong những cửa hàng ngập kín đồ lụa, đôi khi du khách lại lạc vào những khu vườn phơi lụa trong làng, đẹp như những đám mây từ thượng giới sa xuống trần gian. Có khi nào từ những đám mây này mà ta bắt gặp lại câu chuyện Thiên Thai, nơi hai chàng Lưu, Nguyễn lạc vào tiên cảnh? Trong tiếng rào rào của máy dệt, thấp thoáng đâu đây tiếng lách cách của con thoi đưa từ khung cửi cổ xưa. Tại ngôi làng này, quá khứ và hiện tại như hòa quyện, để có khi ta chợt hoài nghi, có phải mình đang lạc tới chốn tiên cảnh nào chứ không phải chỉ đang vui ở nơi cách trung tâm Hà Nội 10km?

Những bài viết không thể bỏ qua về chủ đề MÓN NGON QUÊ VIỆT
® Bản quyền thuộc về THÁI SƠN
© Copyright 2023 THAI SON FOODS, all rights reserved.

Bạn có thể thích