Free Porn
xbporn

buy twitter followers
uk escorts escort
liverpool escort
buy instagram followers
Galabetslotsitesi
Galabetsondomain
vipparksitesigiris
vipparkcasinositesi
vipparkresmi
vipparkresmisite
vipparkgirhemen
Betjolly

SẮC XUÂN TƯƠI THẮM BA MIỀN

Chuyên mục

Tết Nguyên Đán luôn là lễ hội lớn và quan trọng nhất trong năm đối với người Việt. Chính những khác biệt về khí hậu, thổ nhưỡng lẫn phong tục tập quán ở từng vùng miền đã làm nên những nét văn hóa độc đáo khắp nơi mỗi độ Xuân về.

Tết trên đất Bắc dường như đến sớm hơn mọi nơi khi cái rét đặc trưng cùng những cơn mưa phùn từ giữa tháng Chạp làm những hàng cây trơ trụi lâu nay bỗng đâm chồi, nảy lộc. Đó cũng là lúc làng đào Nhật Tân trở nên đông đúc, tấp nập. Kẻ đến mua hoa, người thì ghé qua để ngắm cảnh, chụp hình. Trên các phố phường có cả những gốc đào rừng cành lá sum xuê cùng màu hoa phớt hồng đặc trưng. Mâm cỗ Tết ở miền Bắc thường có bốn bát và bốn đĩa. Bao gồm: bát ninh, bát măng hầm giò, bát miến, bát mọc, đĩa thịt (lợn hoặc gà), đĩa giò, đĩa nem thính, đĩa dưa muối. Ngoài ra còn có một đĩa xôi (hoặc bánh chưng) và bát nước chấm. Tổng cộng là mười món. Trong đó, con số bốn tượng trưng cho sự vuông vắn, cân đối, vững chắc, tứ trụ, tứ phương, bốn mùa…; số 10 trượng trưng cho sự hoàn hảo, trọn vẹn. Mâm cỗ ngày đầu năm mang hàm ý của gia chủ về sự khởi đầu cho một năm mới ấm no, hanh thông, trọn vẹn. Tết ở miền Bắc không thể thiếu chiếc bánh chưng xanh cũng như mâm ngũ quả cũng không thể thiếu 3 loại quả chính yếu là chuối, bưởi và cam. Đó còn là phong tục khá thú vịcó tên “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Mua muối đầu năm nhằm cầu mong sự thuận hòa, gắn kết về tình cảm trong gia đình cũng như làng xóm. Bởi hạt muối tượng trưng cho sự tinh khiết, mặn mà, hữu ích và sự may mắn. Trong khi việc mua vôi cuối năm không chỉ để quét lại nhà cửa cho sạch sẽ, tinh tươm mà còn là xua đi nhưng điều không hay trong năm cũ. Đêm giao thừa, mọi người quây quần cùng nhau chuyện trò về năm đã qua, cầu chúc nhau những điều tốt đẹp trong năm mới. Sáng mùng một, người miền Bắc thường đi lễ chùa, hái lộc, xông đất, xin chữ ông đồ…

món-ngon-que-viet-SẮC XUÂN TƯƠI THẮM BA MIỀN 02

Trải dài từ miền Trung cho đến cực Nam của đất nước với tiết trời ấm áp hơn thì chính sắc vàng của hoa mai rực rỡ khắp nơi như báo hiệu cái Tết đang đến rất gần. Mâm ngũ quả vào ngày Tết ở miền Trung không chưng chuối và các loại trái có vị đắng, cay mà sử dụng các loại có vị ngọt, hình dáng tròn trịa, để được lâu. Có lẽ, không khí Tết ở đây được cảm nhận rõ hơn từ 25 tháng Chạp, khi thợ thuyền của các ngành nghề thi nhau cúng tổ. Món ăn ngày Tết ở miền Trung nhiều vô kể. Mặn thì có bánh chưng, bánh tét, dưa món, thịt bò ngâm nước mắm, giò heo bó, giò chả, nem tré, chuối sùng…; Ngọt thì đủ loại mứt bánh: mứt gừng, mứt dừa, mứt khoai lang, mứt bí, mứt hạt sen, mứt me, mứt cóc, mứt xoài, bánh in, bánh thuẫn, bánh dẽo, bánh ít lá gai, bánh lá răng bừa… Miền Trung không có tục hái lộc đầu năm nên mọi người ít ra khỏi nhà trước và sau khi giao thừa. Thay vào đó, người ta thường dành mồng Một để đi viếng mộ tổ tiên, thăm nhà thờ họ tộc, thăm ông bà, cha mẹ, chúc Tết thầy cô. Từ mùng Hai trở đi mới tính đến chuyện thăm viếng họ hàng, đồng nghiệp, bạn bè…

Xuôi về phương Nam, sự chộn rộn đã bắt đầu từ rằm tháng Chạp lúc nhà nào cũng lặt lá mai để đón Tết. Dù bận bịu công việc đồng áng cách mấy thì mọi người cũng cố gắng thu xếp để đi làm đổi công cho nhau. Từ thu hoạch lúa thóc cho đến sửa chữa nhà cửa, tát đìa bắt cá cuối năm… Chỉ cần báo trước vài ngày thì đến hẹn, cứ y như rằng mỗi người một tay xúm lại cùng làm. Hết nhà này thì qua nhà nọ, từ làng trên xuống tận xóm dưới. Trên bàn thờ của người miền Nam thường chưng đủ loại trái cây, có khi đến cả chục thứ nhưng vẫn được gọi là mâm ngũ quả. Trong đó: mãng cầu, dừa, đu đủ và xoài là những loại không thể thiếu. Bởi cái cách đọc trại của người dân Nam Bộ thành ra “cầu vừa đủ xài ” như lời ước mong cho gia đình mình về một năm mới được sung túc về tài lộc, dồi dào về sức khỏe… Mâm cơm ngày Tết ở đây lúc nào phải cũng phải có thịt kho tàu, bánh tét, canh khổ qua, tôm khô – củ kiệu, dưa cải, dưa hấu… Các món này cũng chỉ ăn cho đến mùng Hai rồi thôi vì qua mùng Ba sẽ dùng các món được chế biến từ cá, gà, hải sản… Tính cách phóng khoáng, thoải mái của người dân phương Nam cũng thể hiện rõ trong những ngày Xuân bởi từ bà con, họ hàng cho đến chòm xóm đều coi như người một nhà. Cứ thật lòng mà đối đãi nhau chứ ít khi câu nệ, khách sáo. Tết là thời gian quên đi mọi điều phiền muộn, để chúc nhau những điều tốt lành trong năm mới. Cùng ngồi xuống nhâm nhi chén rượu thơm nồng rồi ngân nga mấy câu vọng cổ giữa đất trời đang vào Xuân.

món-ngon-que-viet-SẮC XUÂN TƯƠI THẮM BA MIỀN 03

Những phong tục tốt đẹp của ngày Tết Việt vẫn lưu truyền theo thời gian trên khắp mọi miền đất nước. Tất cả dệt nên những ký ức khó phai trong tim của tất cả những được ai được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này. Để rồi dù có bôn ba nơi đâu vẫn luôn hướng lòng mình về với quê hương, nguồn cội vào mỗi độ năm hết, Tết đến.

Những bài viết không thể bỏ qua về chủ đề MÓN NGON QUÊ VIỆT
® Bản quyền thuộc về THÁI SƠN
© Copyright 2020 THAI SON FOODS, all rights reserved.

Bạn có thể thích